Sự khác biệt về tần số kiểu hình tuỳ giới tính Di_truyền_gen_lặn_liên_kết_X

Sau phát hiện của T.H. Morgan, nhiều nghiên cứu khác đã phát hiện phương thức kế thừa gen lặn liên kết X nói trên ở nhiều loài sinh vật khác, kể cả loài người.

Ở người, nam giới thường biểu hiện tính trạng này gấp bội ở nữ giới vì chỉ cần mang một alen lặn là gen này biểu hiện, trong khi nữ giới phải mang hai alen lặn - giống như T.H. Morgan đã giải thích. Giả sử một gen lặn liên kết X gây một loại bệnh di truyền nào đó cho người, có tần số f trong quần thể người là 1% (tức 0,01), thì khả năng mà nam giới bị bệnh này là f = 0,01 nghĩa là cứ 100 người thì có một người bị bệnh (vì họ chỉ có một nhiễm sắc thể X), còn nữ giới thì có tần số biểu hiện bệnh là 0,01 × 0,01 = 0,0001 (tức 0,01%) vì nữ có hai nhiễm sắc thể X, do đó tần số biểu hiện bệnh = f2. Do đó, đột biến gen lặn liên kết X có xu hướng rất hiếm gặp ở nữ giới.

Ở trình độ phổ thông của Việt Nam, sự khác biệt này đã được mô tả là "di truyền chéo": ông ngoại mang gen truyền cho mẹ (có biểu hiện hoặc không) đến cháu trai, dù bố có gen này hay không.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di_truyền_gen_lặn_liên_kết_X http://www.columbia.edu/cu/alumni/Magazine/Morgan/... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19815722 //doi.org/10.1126%2Fscience.1180660 http://news.sciencemag.org/biology/2009/10/case-cl... http://www.gpnotebook.co.uk/simplepage.cfm?ID=-134... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2009Sci...326..8... https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/g... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/dispomim.cgi?i... https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/0... https://web.archive.org/web/20060913031720/http://...